Tìm hiểu mô hình thương mại điện tử của Shopee

Tìm hiểu mô hình thương mại điện tử của Shopee

Tin tức

Chắc hẳn ai cũng biết đến sàn thương mại điện tử Shopee, một sàn kinh doanh trực tuyến phát triển tại Việt Nam. Vậy bạn có hiểu rõ về mô hình thương mại điện tử của Shopee không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng tìm hiểu với chúng tôi nếu có ý định kinh doanh trên Shopee nhé!

Tóm tắt nội dung

Mô hình thương mại điện tử của Shopee

Shopee là trang web cung cấp dịch vụ thương mại, với lượng người truy cập lớn nhất Đông Nam Á được thành lập vào năm 2015 bởi Forrester Li tại Singapore.

Ban đầu, mô hình thương mại điện tử của Shopee đó là theo đuổi C2C – Consumer to Consumer, đồng nghĩa Shopee là kênh trung gian giúp các cá nhân trao đổi, mua bán sản phẩm, hàng hóa với nhau. Mô hình C2C mang lại lợi ích tới người mua và người bán, tạo dựng được mạng lưới bán hàng xuyên quốc gia rộng khắp.

Tuy nhiên, hiện Shopee đã mổ rộng thêm mô hình kinh doanh B2C – Business to Consumer. Mô hình kinh doanh này giúp cho Shopee trở thành trung tâm kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Đọc thêm: Top 10 sàn thương mại điện tử thế giới hiện nay

Doanh thu của Shopee

Shopee sử dụng mô hình tạo doanh thu trên thị trường cho nhiều nền tảng, cụ thể:

Hoa hồng

Khi người bán bán sản phẩm trên Shopee, họ phải trả cho sàn thương mại một khoản hoa hồng. Phí này được tính dựa vào danh mục sản phẩm, tổng số lần bán cùng địa điểm thực hiện đợt bán hàng. Các sản phẩm được bán thông thường mất một khoản hoa hồng từ 1 – 2%. Tuy nhiên, các sản phẩm trên Shopee Mall mất phí cao hơn tới 6%.

Phí giao dịch

Shopee tính phí giao dịch cho người bán để trang trải phí thanh toán vào khoảng 2%.

Quảng cáo

Nhằm tăng khả năng hiển thị, người bán trên Shopee trả tiền quảng cáo sản phẩm trong mục tìm kiếm sản phẩm, hay tìm kiếm cửa hàng hoặc quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Google. Mức phí sẽ căn cứ vào khả năng cạnh tranh của từ khóa khi người bán trả phí để chiếm vị trí dễ thấy nhất.

Fulfillment

Fulfilled by Shopee (FBS), đây là tên gọi của một dịch vụ cho phép người bán lưu trữ cùng vận chuyển hàng hóa bởi Shopee. Phần phí này dựa trên cơ sở mặt hàng, kích thước, trọng lượng mặt hàng.

Phí thanh toán

Người bán dùng hình thức thanh toán ShopeePay, nếu người mua sử dụng, người bán trẻ phải trả phí cho Shopee.

Phí giao hàng và hoa hồng cho nhà hàng

Shoppe có dịch vụ giao đồ ăn, khi sử dụng dịch vụ này, Shoppe thu hoa hồng đơn hàng từ mỗi nhà hàng và tính phí giao của người mua.

Xem thêm: Tìm hiểu về thương mại điện tử Amazon

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình kinh doanh Shopee

Ưu điểm mô hình thương mại điện tử của Shopee

Cách thức tham gia mô hình kinh doanh của Shopee khá là dễ dàng

Shopee cho phép mọi người có nguồn hàng đều có cơ hội kiếm tiền. Bên cạnh đó chỉ bằng 1 tài khoản, bạn vừa là người bạn, cũng có thể là người mua, điều này tạo sự tiện lợi cho người dùng.

Danh mục hàng hóa đa dạng và phong phú

Có thể nói Shopee là một sàn thương mại điện tử có lượng hàng hóa phong phú và đa dạng. Trên Shopee, bạn có thể dễ dàng tìm mua nhiều đồ dùng như đồ gia dụng, văn phòng phẩm, sách báo, mỹ phẩm,… Đặc biệt hiện trên Shopee còn hỗ trợ cả những cửa hàng bán đồ tươi sống, rau xanh ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Chiến lược truyền thông mạnh mẽ

Mua hàng trên Shopeebạn được hưởng nhiều ưu đãi từ Flash Sale, các voucher hấp dẫn như hoàn xu, freeship,… Ngoài ra, Shopee cũng đầu tư mời các đại sứ thương hiệu có tầm ảnh hưởng như Sơn Tùng MTP, Trấn Thành,… để tạo các chiến dịch truyền thông.

Triển khai nhiều chính sách hỗ trợ tối ưu dành cho người bán

Tham gia mô hình kinh doanh Shoppe có nhiều chiết khấu hợp lý cho người bán, thường xuyên có hỗ trị phí ship, voucher giảm giá,…

Nhược điểm mô hình thương mại điện tử của Shopee

Bên cạnh những ưu điểm mô hình kinh doanh Shopee vẫn có những nhược điểm như:

  • Chưa có chính sách kiểm duyệt về độ uy tín người tham gia cũng như chất lượng sản phẩm.
  • Vẫn còn tồn tại những tin quảng cáo không uy tín.
  • Kênh bán hàng còn nhiều thiếu sót gây nên sự khó khăn trong việc kinh doanh.

Trên đây là chia sẻ thông tin về Mô hình thương mại điện tử của Shopee, hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để khởi nghiệp trên Shopee được dễ dàng hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Rate this post