Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học học mấy năm? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều thí sinh và phụ huynh khi tìm hiểu về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan đến ngành học này.
Tóm tắt nội dung
1. Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học thi khối nào?
Kỹ thuật xét nghiệm y học là một ngành đào tạo ra các kỹ sư, bác sĩ thực hiện công việc kiểm tra, giám sát các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất và sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm, phân tích các mẫu bệnh phẩm của những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Mục đích của việc xét nghiệm y học là cung cấp thông tin về tình trạng của người bệnh, cũng như dự báo nguy cơ mắc bệnh giúp người dân có ý thức phòng bệnh tốt.
Với một số thay đổi trong phương thức tuyển sinh, hiện nay đã có rất nhiều tổ hợp môn được dùng để xét tuyển vào ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học cho thí sinh lựa chọn. Cụ thể như sau:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- B01 (Toán, Ngữ văn, Sinh học)
- C08 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học học mấy năm?
Dựa vào điểm của các môn trong tổ hợp trên, các trường sẽ xét tuyển thí sinh có điểm từ cao trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong đó, phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT Quốc gia được áp dụng tại tất cả các trường đại học.
Bên cạnh đó, nhiều trường còn áp dụng thêm phương thức xét học bạ THPT hoặc xét tuyển thẳng với các thí sinh có thành tích xuất sắc trong học tập như đạt giải học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải trong cuộc thi Olympic… Điều này đã tạo thêm cơ hội cho các bạn trẻ theo đuổi ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của mình.
2. Điểm chuẩn ngành Xét nghiệm y học là bao nhiêu?
Trong các mùa tuyển sinh đại học – cao đẳng, điểm chuẩn các ngành học về y dược luôn ở mức cao. Bên cạnh đó, những ngành này luôn có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng rất lớn nên có tỉ lệ cạnh tranh khá cao.
Đối với ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, điểm chuẩn có sự chênh lệch lớn giữa các trường, dao động trong khoảng từ 15 đến 21,55 điểm. Mức điểm chuẩn này được đánh giá là cao hơn so với các ngành học khác. Chính vì vậy, để có thể theo học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học thì thí sinh phải có học lực khá giỏi trở lên mới có khả năng trúng tuyển vào các trường đại học.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa thực sự tự tin vào lực học của mình thì có thể lựa chọn học tập ngành này tại các trường cao đẳng y dược. Bởi mức điểm chuẩn và điều kiện các trường cao đẳng có phần nhẹ nhàng hơn so với hệ đại học.
Hiện nay, có rất nhiều trường cao đẳng y dược đã bỏ áp dụng xét tuyển bằng điểm chuẩn và tiến hành xét tuyển thẳng với những thí sinh đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào của trường. Hầu hết các trường Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm y học đều xét tuyển bằng học bạ THPT, chỉ cần thí sinh đã tốt nghiệp THPT là đã trúng tuyển vào trường. Với điều kiện xét tuyển này, các bạn có nhiều cơ hội học tập ngành học mình yêu thích mà không phải trải qua các kỳ thi căng thẳng.
Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học học mấy năm?
3. Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học học mấy năm?
Chắc hẳn có nhiều thí sinh và phụ huynh khi tìm hiểu về ngành học sẽ thắc mắc vấn đề ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học học mấy năm? Thời gian đào tạo của ngành học phụ thuộc vào việc bạn học tập ngành này ở trình độ đào tạo nào.
Hầu hết chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học tại các trường đại học có thời gian là 4 năm. Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành về bệnh lý cùng kiến thức phân tích, xét nghiệm sinh – hóa học. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng thực tiễn và kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm.
Bên cạnh đó, thời gian đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học tại các trường cao đẳng y dược là 3 năm. Nhìn chung, chương trình đào tạo của ngành sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cốt lõi của ngành học để sinh viên có thể thực hiện công tác chuyên môn tại các cơ sở y tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm y học hệ chính quy. Tấm bằng sẽ có giá trị trên khắp cả nước, các bạn có thể xin việc tại các bệnh viện/ trung tâm y tế hay các phòng khám đa khoa…
Nhìn chung, sau khi theo học ngành này, sinh viên sẽ biết cách vận hành thành thạo các thiết bị hiện đại để thực hiện xét nghiệm, phân tích, nhận định kết quả xét nghiệm để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh của từng bệnh nhân. Tại các bệnh viện, những người thực hiện công việc xét nghiệm được gọi là Kỹ thuật viên xét nghiệm y học.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, xét nghiệm y học đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong các bệnh viện lớn, các trung tâm hay các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, nhân lực làm công việc xét nghiệm y học tại các cơ sở y tế lại đang thiếu hụt trầm trọng. Do đó cơ hội việc làm của ngành Xét nghiệm y học vô cùng rộng mở đối với sinh viên theo đuổi lĩnh vực này.
Tổng hợp