Những thuật ngữ xây dựng nhất định phải biết

Tin tức

Các thuật ngữ xây dựng như cừ, dầm, hay ép cọc bê tông… Thực tế, nhiều kiến thức về xây dựng không hề được dạy trong lớp học mà phải trải qua thời gian trải nghiệm, làm việc trực tiếp bạn mới có thể nắm bắt được. Hãy cùng tìm hiểu thuật ngữ xây dựng qua bài viết dưới đây!

Những thuật ngữ xây dựng

1. All-in Rate – Tổng chi phí: Trong xây dựng, thuật ngữ này có nghĩa là tổng chi phí cho một hạng mục, bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp.

2. Architect of Record – Kiến trúc sư chủ trì: Thuật ngữ này biểu thị công ty kiến trúc hoặc kiến trúc sư đứng tên trong giấy phép xây dựng được cấp.

“Kiến trúc sư chủ trì” không nhất thiết là những người trực tiếp thực hiện công việc thiết kế. Đôi khi các kiến trúc sư thiết kế công trình lại không có văn phòng gần công trường xây dựng nên họ thuê “kiến trúc sư chủ trì” và giao trách nhiệm làm việc tại công trình hoặc một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

Những thuật ngữ xây dựng
Những thuật ngữ xây dựng

Xem thêm: Các thuật ngữ trong Poker

3. Batter (Walls) – Tường xây thoải chân: Đây là thuật ngữ chỉ những bức tường được xây dựng với phần chân tường có diện tích lớn hơn, thoai thoải và nhỏ dần về phía đầu tường. Phương pháp xây dựng này nhằm tạo kết cấu vững chắc hơn cho bức tường, ngoài ra cũng được sử dụng cho mục đích trang trí, tạo hình khối thẩm mỹ.

4. Blocking (Construction) – Chêm: Sử dụng những mẩu gỗ ngắn hoặc gỗ dư thừa từ những khung gỗ xây dựng để lấp đầy, giãn cách, nối hoặc gia cố kết cấu.

5. Box Crib – Giàn hộp trợ lực: Một kết cấu dạng hộp (thường được lắp đặt từ những thanh gỗ xếp chồng lên nhau) được sử dụng tạm thời để hỗ trợ nâng đỡ các vật nặng trong quá trình xây dựng.

6. Building Engineer – Kỹ sư xây dựng: Là những người có chuyên môn kỹ thuật cao nhất tại công trình. Họ hiểu biết và chịu trách nhiệm cho hầu hết những gì diễn ra trong quá trình xây dựng.

Các kỹ sư xây dựng có vai trò khác nhau tại từng quốc gia, nhưng chủ yếu họ đều là các chuyên gia về cả xây dựng, kỹ thuật, thiết kế, đánh giá và bảo trì.

7. Cant (Architecture) – Thiết kế vát chéo: Là đường xiên hoặc bề mặt được cắt vát, thường thấy tại mặt ngoài của các công trình có cạnh tường không phải vuông vức mà được cắt vát chéo. Thiết kế này từng thường được sử dụng trong kiến trúc Ba-rốc nhưng không phải bất cứ công trình nào có đường vát chéo đều thuộc phong cách kiến trúc Ba-rốc.

8. Catastrophic Failure – Sự cố không thể phục hồi: Chỉ những sự cố hoặc rủi ro rất nghiêm trọng, không thể phục hồi trong xây dựng. Sự cố này thường kéo theo những sai sót trong các công đoạn tiếp theo (có thể gọi là sự cố hệ thống tầng).

9. Concrete Cover – Lớp bê tông bảo vệ cốt thép: Là lớp bê tông liên kết giữa mép ngoài bê tông đến mép ngoài gần nhất của cốt thép. Lớp bê tông này có nhiều tác dụng quan trọng, bảo vệ cốt thép khỏi tác động của không khí, nhiệt độ và các tác động tương tự.

10. Concrete Slab – Tấm bê tông đúc sẵn: Là tấm bê tông được đúc sẵn có độ dày trung bình khoảng 10-40cm, thường được sử dụng để thi công sàn hoặc trần của công trình. Có khá nhiều loại tấm bê tông đúc sẵn như tạo nếp sóng, tạo rãnh, tạo hoa văn hoặc bằng phẳng, và mỗi loại này sẽ tương ứng với các thiết kế cũng như có độ bền khác nhau.

Những thuật ngữ xây dựng
Những thuật ngữ xây dựng

Xem thêm: Các thuật ngữ trong chứng khoán

11. Course (Architecture) – Kỹ thuật xây thành hàng: Là thuật ngữ mô tả việc xây dựng gạch, đá hoặc khối bê tông theo từng hàng, từng lớp. Tuỳ vào vật liệu xây dựng lại có những kỹ thuật và hình thức xây thành hàng riêng.

12. Cross Bracing – Giằng chéo: Là một hệ thống được sử dụng để gia tăng độ bền vững của kết cấu công trình. Giằng cốt thép hình chữ X có thể giúp một công trình không bị sụp đổ trong trường hợp động đất.

13. Cut and Fill – Cắt và lấp: Khi thi công một số công trình cầu đường như đường sắt, đường bộ hoặc kênh rạch, lượng đất cát đào vét sẽ được chuyển đến vị trí gần đó để làm thành các bờ kè, giảm thiểu tiêu tốn vật liệu, vật tư cũng như công sức lao động. Phương pháp này thường xuyên được áp dụng trong xây dựng ở mọi quy mô.

Trên đây là những thuật ngữ xây dựng cơ bản và điều cần biết khi thi công bất kỳ công trình nào. Hy vọng bào viết đã mang lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc!

Rate this post