Dược là ngành học đã và đang được đánh giá cao về cơ hội phát triển nghề nghiệp hiện nay. Khi theo học Dược có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, vậy nên học chuyên ngành Dược nào? Để có lời giải đáp và những thông tin hữu ích về ngành Dược bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu các chuyên ngành Dược
Hiện nay ngành Dược được chia thành 5 chuyên ngành chính là:
- Dược lâm sàng
- Dược liệu và Dược cổ truyền
- Sản xuất và phát triển thuốc
- Kiểm tra chất lượng thuốc
- Quản lý và cung ứng thuốc
Với mỗi chuyên ngành Dược sẽ có những kiến thức, kỹ năng và yêu cầu khác nhau. Cụ thể từng chuyên ngành Dược bao gồm:
Chuyên ngành Dược lâm sàng
Chuyên ngành này sẽ yêu cầu nền tảng cơ bản về môn Hóa học và Sinh học. Trong đó hai kiến thức chuyên ngành chính của Dược lâm sàng:
- Hóa Dược học: Sinh viên sẽ được tìm hiểu những cấu trúc hóa học, tính chất Dược học của các phân tử thuốc. Như vậy những loại thuốc sẽ được kiểm tra chất lượng và sắp xếp một cách phù hợp.
- Dược lý học: Trang bị đầy đủ cho sinh viên những kiến thức cơ sở về Dược lực của thuốc hoặc tính chất Dược động. Tuy nhiên với mỗi mục đích khác nhau việc ứng dụng trị liệu lâm sàng sẽ đem đến hiệu quả cao nhất.
Với chuyên ngành Dược lâm sàng sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại bệnh viện hoặc quầy thuốc và thực hiện công việc tư vấn thuốc trong quá trình kê đơn hoặc đảm bảo chất lượng thuốc đến tay người tiêu dùng được hiệu quả nhất.
Chuyên ngành Dược liệu và Dược cổ truyền
Kiến thức trọng tâm của chuyên ngành Dược liệu và Dược cổ truyền bao gồm Hoá học và Dược liệu.
Bởi vậy trong quá trình học tập chuyên ngành này sinh viên sẽ được trang bị những tính chất vật lý và hóa học của hợp chất thiên nhiên. Bên cạnh đó sinh viên sẽ được học về nghiên cứu, phân loại hoặc định lượng phù hợp của chất. Chính điều này cũng sẽ góp phần vào công tác bảo vệ nguồn Dược liệu của thiên nhiên.
Trên địa bàn cả nước hiện nay có rất nhiều những cơ sở Y học cổ truyền hoặc bệnh viện lớn đều thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên ngành này, đây chính là cơ hội việc làm cho những người đã, đang và sẽ theo học chuyên ngành này.
Chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc
Khối kiến thức quan trọng của chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc là Bào chế học và Hóa Dược học. Trong đó bào chế học là công việc quan trọng giúp tạo ra những phân tử thuốc theo đúng cấu trúc và hoạt tính.
Để theo học chuyên ngành này sinh viên sẽ cần hiểu về tính chất những loại thuốc cùng với đó là nguyên lý về kỹ thuật bào chế. Từ đó bào chế ra những loại thuốc mới đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc chăm sóc, điều trị bệnh.
Đây là một trong những chuyên ngành có cơ hội việc làm rộng mở. Ngoài các vị trí tại cơ sở trong nước thì làm việc tại những tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài cũng là một trong lựa chọn của các bạn trẻ hiện nay.
Chuyên ngành Kiểm tra chất lượng của thuốc
Chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thuốc trước khi đến tay người tiêu dùng. Khi học tập ngành này sinh viên được học tập kiến thức, kỹ năng liên quan nhiều đến việc kiểm nghiệm chất lượng thuốc.
Việc xử lý nguyên liệu, sản xuất thuốc cần được đảm bảo theo đúng yêu cầu và đánh giá ở mức độ đạt chuẩn. Điều này giúp giảm thiểu các tác dụng phụ xảy ra trên cơ thể người dùng, điều chỉnh các chỉ định phù hợp nhất cho người bệnh.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiểm tra chất lượng thuốc có thể làm các công việc như giám sát quy trình sản xuất thuốc, quản lý những bộ phận liên quan đến dây chuyền sản xuất thuốc…
Chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc
Bên cạnh kiến thức cơ bản về ngành Dược, sinh viên chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc sẽ cần nắm rõ những thông tin về kinh tế, pháp luật để hiểu rõ chính sách pháp luật trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.
Việc tuân thủ theo đúng pháp luật luôn được các công ty chú trọng và đề cao. Nên sau khi học xong chuyên ngành này hoàn toàn có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng để làm việc tại các cơ sở kinh doanh thuốc hoặc tự mở quầy thuốc.
Nên học chuyên ngành Dược nào?
Nên học chuyên ngành Dược nào? Đáp án cho thắc mắc này sẽ phụ thuộc vào sở thích, khả năng của từng người để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân.
Dù là theo học chuyên ngành Dược nào cũng cần có sự đam mê bởi như vậy khi gặp khó khăn mới không dễ dàng bỏ cuộc.
Để lựa chọn chuyên ngành Dược phù hợp nên lựa chọn theo sở thích năng lực, nhu cầu để từ đó tiếp cận tốt hơn những kiến thức trong môn học.
Mỗi chuyên ngành Dược đều có yêu cầu nhất định về kiến thức, kỹ năng khác nhau nhưng tất cả sinh viên vẫn cần nắm vững kiến thức nền tảng từ các môn học tại trường như:
+ Chuyên ngành Dược sĩ lâm sàng: Chuyên ngành này sẽ phù hợp với những bạn trẻ hoạt bát, có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhanh nhẹn bởi sẽ phải làm nhiều công việc khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho người bệnh. Đồng thời ngành này sẽ yêu cầu sinh viên nắm chắc kiến thức nền tảng về Sinh học, Hóa học.
+ Chuyên ngành Dược liệu và Dược học cổ truyền: Nếu bạn có niềm đam mê với việc tìm hiểu về động vật, cây thuốc, các loại thảo dược được dùng trong sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng… Như vậy sẽ phù hợp để lựa chọn học chuyên ngành Dược liệu và Dược học cổ truyền.
+ Là người nhanh nhẹn, giỏi quan sát, cẩn thận, khả năng xử lý tình huống nhanh chóng sẽ phù hợp với chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc và Quản lý cung ứng thuốc bởi đây là chuyên ngành thiên về pháp luật nhiều hơn.
+ Còn nếu bạn thích nghiên cứu sâu hơn về Dược thì hãy nên lựa chọn chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc chính là dành cho bạn.
Để việc theo đuổi đam mê ngành Dược được thành công và đạt hiệu quả cao thí sinh nên lựa chọn những Trường Đại học, Trường Cao đẳng Dược đào tạo uy tín, chất lượng cao và phù hợp với năng lực học tập, điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình.
Trên đây là những chia sẻ về những chuyên ngành Dược đào tạo, mong rằng sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc: Nên học chuyên ngành Dược nào? Từ đó có được những kiến thức bổ ích để biết được nên học chuyên ngành Dược phù hợp với sở thích của bản thân.