Hiện nay, B2C thuật ngữ vô cùng phổ biến trong các lĩnh vực kinh doanh, là thứ mà người bán cần nắm rõ để việc trao đổi mua bán thuận tiện hơn. Vậy thực chất mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nó trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C là gì?
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C là gì? Đây là thắc mắc của nhiều người quan tâm. Theo đó B2C là dạng viết tắt của cụm từ Business To Consumer, mô tả giao dịch thương mại, trao đổi sản phẩm, mua bán giữa doanh nghiệp với những người tiêu dùng cuối cùng.
Theo truyền thống, thuật ngữ B2C có thể hiểu là nó chỉ quá trình bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, gồm việc khách mua sắm tại của hàng hay sử dụng dịch vụ ăn trong nhà hàng, khách sạn.
Hiện nay nhờ vào sự bùng nổ của Internet, mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C không giới hạn ở dạng truyền thống mà được dùng rộng rãi trong các giao dịch giữa nhà bán lẻ trực tuyến với các khách hàng của họ thông qua hệ thống mạng lưới Internet.
Một vài ví dụ về thương mại điện tử B2C như: sàn thương mại điện tử Tiki, Shoppe, Lazada,…
Đọc thêm: Thị trường hiệu quả là gì?
Lợi ích của mô hình B2C trong thương mại điện tử
Mô hình kinh doanh B2C mang đến nhiều lợi ích trong thương mại điện tử, cụ thể:
- Tiết kiệm chi phí mặt bằng
Mô hình B2C là mô hình trực tuyến, doanh nghiệp không cần tốn chi phí thuê mặt bằng cho các cửa hàng, nó hạn chế được nhiều rủi ro.
- Thu thập dữ liệu hiệu quả
Doanh nghiệp, nhà cung cấp sẽ dễ dàng trong việc thu thập dữ liệu về thói quen, hành vi mua hàng của khách hàng, từ đó xây dựng giải phát phát triển sản phẩm phù hợp, giảm lượng hàng tồn kho.
- Nâng cao cơ hội kinh doanh
Mô hình kinh doanh B2C giúp doanh nghiệp nâng cao cơ hội kinh doanh. Nhờ vào đặc tính không bị ràng buộc như các cửa hàng truyền thống, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển, tối ưu được chi phí, thời gian và công sức.
- Cá nhân hóa các hoạt động Marketing
Doanh nghiệp dễ dàng phân khúc được từng khách hàng trực tuyến, cá nhân hóa các chiến lược truyền thông Marketing.
Xem thêm: Mô hình thương mại điện tử B2B là gì?
Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C phổ biến
Hiện nay có 5 loại mô hình kinh doanh thương mại B2C được áp dụng rộng rãi, cụ thể:
Mô hình người bán hàng trực tiếp
Mô hình người bán hàng trực tiếp là mô hình phổ biến nhất. Theo đó các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến, các công ty nhỏ, nhà sản xuất hoặc cá nhân bán hàng trực tuyến đề sẽ là những nhà cung cấp. Họ xây dựng các gian hàng trực tuyến tại các website, trên mạng xã hội để người mua có thể dễ dàng mua sắm, lựa chọn sản phẩm.
Mô hình trung gian trực tuyến
Ở mô hình này những nhà phân phối ở vị trí là bên trung gian, họ không thực sự tạo ra hay sở hữu sản phẩm, dịch vụ mà chỉ đóng vai trò kết nối giữa bên bán và bên mua. Mô hình trung gian trực tuyến thể hiện rõ nhất ở các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…
Mô hình dựa trên quảng cáo
Mô hình này sử dụng các nội dung miễn phí nhằm thu hút lượng khách truy cập vào website. Trong quá trình truy cập trang web, khách hàng sẽ thấy quảng cáo trực tuyến, nếu thấy yêu thích, họ sẽ click và mua chúng.
Mô hình dựa trên cộng đồng
Các trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Twitter,… sẽ xây dựng các cộng đồng trên nền tảng trực tuyến căn cứ vào những lượt thích hoặc chia sẻ về chủ đề hay sản phẩm, dịch vụ nào đó. Sau đó, những làm truyền thông sẽ dễ dàng nắm bắt rồi thông qua những cộng đồng để quảng bá sản phẩm của họ đến người tiêu dùng.
Mô hình dựa vào chi phí
Mô hình kinh doanh này sử dụng các website hay các ứng dụng cung cấp trực tiếp giá trị hữu ích đến người tiêu dùng. Tuy nhiên người tiêu dùng khi truy cập đến giới hạn nhất định, muốn có trải nghiệm dịch vụ đầy đủ phải trả phí.
Bí quyết để thành công trong xây dựng trang thương mại điện tử B2C
Để đạt thành công trong xây dựng mô hình B2C, doanh nghiệp có thể tham khảo một số bí quyết sau:
- Doanh nghiệp cần rèn luyện sự nhẫn nại, giữ thái độ tốt, ân cần trong quá trình giao dịch, mang lại cho người mua cảm xúc tích cực và dễ dàng quyết định mua hàng.
- Nhạy bén nắm rõ, hiểu rõ tâm lý, suy nghĩ, hành vi cùng mong muốn, nhu cầu của khách hàng, từ đó kích thích nhu cầu mua hàng.
- Nghiên cứu xu hướng công nghệ, xây dựng các chiến lược phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thị trường thực tế.
- Tiếp thu các ý kiến đánh giá, phản hồi tích cực lẫn tiêu cực của khách hàng.
Trên đây là những thông tin giải đáp Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C là gì cùng những vấn đề liên quan khác. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn nắm được kiến thức về thương mại điện tử B2C để quá trình kinh doanh và phát triển dịch vụ được tốt hơn.